Menu
Trang chủ > Dịch vụ > Sửa đồ điện gia dụng
Sửa đồ điện gia dụng
Sửa chửa đồ điện gia dụng Gia Nghĩa Đắk Nông với những ưu đãi cũng như sự chuyên nghiệp tận tình trong việc trao đổi vả mua bán tại Gia Nghĩa Đắk Nông về lĩnh vực điện máy...
Sửa đồ điện gia dụng

Nồi cơm điện thì thường gặp những bệnh sau đây
1: Cắt sớm(dẫn đến cơm ko chín)
Cắt muộn hoặc ko cắt dẫn đến cháy cơm và đứt cầu trì
Thường 2 trường hợp này do bị hỏng rơle nhiệt
Cách khắc phục tốt nhất là mua rơle mơi về thay nếu ko có điều kiện thì ta chỉnh sửa như sau
Cắt sớm ta sẽ bẻ cong cái cần lên trên,mục dích làm giảm áp lực của lò so (được nối với rơle từ nốt ấn)
Cắt muộn thì làm thao tác ngược lại
2: Nếu cắm điện nồi vẫn báo nguồn nhưng nồi ko nóng thì kiểm tra mâm nấu xem có bị đứt hay ko,sau đó kiểm tra tiếp cái công tắc hành trình có 2 tiếp điểm NC và NO xem có vấn đề gì ko
Trương hợp cắm nguồn nhưng ko có đèn báo thì 90% nồi bị đứt cầu trì,lần từ nguồn vào có 1 con cầu trì thường được giấu trong 1 ống ghen và bắt cố định vào nồi(trường hợp này thường bị thêm cả bệnh cắt muộn)
Cách thử sau khi sửa tốt nhất là bỏ 1 ít nước vào nồi nấu cho sôi (đảm bảo khi sôi nước đang còn thì nồi ko được nhẩy lên nấc ủ cơm)Trường hợp nồi nhẩy khi nước đang còn hoặc chưa sôi thì làm theo cách 1
Sau đó đổ hết nước đi và cắm nồi ko nhớ bấm giờ(nồi còn tốt thì khoảng 6p là sẽ nhẩy lên nấc ủ)trương hợp ko nhẩy thì làm theo cách 2

Đồ nghề đơn giản đủ dùng, có tay nghề khá, nhiệt tình và nhiều năm kinh nghiệm, nếu hội đủ những yếu tố đó, các tiệm sửa đồ điện gia dụng có thể túc tắc làm nghề, túc tắc “kiếm cơm” mà không lo hết khách.

Những chiếc quạt điện, nồi cơm, bếp từ, máy xay sinh tố… bị hỏng, người dùng chỉ bỏ ít tiền để sửa là có thể dùng tiếp, tiết kiệm tiền mua đồ mới. Khác với trước, tiệm sửa chữa đồ điện cỡ lớn không còn nữa, chỉ còn những tiệm nhỏ, khuất nẻo hoặc những thợ sửa chữa hành nghề theo kiểu người trước cho người sau địa chỉ thợ đáng tin cậy…

Vừa sửa vừa tân trang đồ cũ

Tiệm sửa chữa đồ điện gia dụng của ông Phạm Thiên Chương ở số nhà 752 Trần Hưng Đạo (TP Quy Nhơn) mở gần 20 năm nay, không bảng hiệu nhưng khách vẫn biết và mang đồ đến sửa. Mặt bằng của tiệm khá lớn nhưng đã chất đầy quạt điện, nồi cơm điện, môtơ máy bơm, bếp từ, máy khoan… Vì đồ khách mang đến sửa nhiều, ông Chương phải tranh thủ làm thêm cả buổi tối để kịp giao hàng. Vắn tắt về nghề của mình, ông Chương bảo: “Sửa đồ điện gia dụng, nhất là những món dùng hàng ngày như nồi cơm điện, quạt điện thì phải làm gấp, làm sớm để người ta có mà dùng, và nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Có như vậy lần sau họ mới dám mang đến mình sửa. Nếu hẹn rày hẹn mai thì họ đâu cần mình nữa”.

Ngoài đồ điện do khách mang đến sửa, ông Chương còn tìm mua lại đồ điện gia dụng hỏng từ những người mua ve chai để sửa, tân trang bán lại cho những người có nhu cầu. Ông cho biết: “Có nhiều quạt điện, nồi cơm điện vẫn còn khá tốt, chỉ hư hỏng vài chi tiết nhỏ, nhưng nhiều người không biết cứ bỏ để mua đồ mới, rất lãng phí. Những thứ này, tôi mua về sửa lại, tân trang, chất lượng không kém gì đồ mới nhưng giá chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 đồ mới, được nhiều người tìm đến mua về sử dụng”.

Tiệm sửa đồ điện gia dụng của ông Thái Thanh Tùng ở số 10 Lê Hồng Phong (TP Quy Nhơn) cũng không có bảng hiệu nhưng khách hàng vẫn nhiều. Mùa nắng, ông làm hàng không kịp cho khách, chủ yếu sửa các loại quạt điện. Trước đây, tiệm ông Tùng chuyên sửa tivi nhưng giờ loại hàng này sửa ít nên ông chuyển sang sửa đồ điện gia dụng. Nhiều khách hàng ở tận Hoài Nhơn, Phù Mỹ cũng tìm đến ông để nhờ sửa bếp từ, quạt nước, quạt phun sương...  Ông Tùng cũng tìm mua lại các đồ cũ của những người bán ve chai về sửa, tân trang bán lại cho những người có nhu cầu. “Khách mua đồ cũ chủ yếu là sinh viên, lao động có thu nhập thấp, nhiều khi không có hàng để bán”, ông Tùng cho biết.

Còn tiệm sửa đồ điện gia dụng của anh Nguyễn Tấn Phong, thuê một góc nhỏ tại số nhà 195 Nguyễn Thị Minh Khai (TP Quy Nhơn) và tiệm của anh Nguyễn Tấn Bình ngã tư Hàm Nghi - Vũ Bảo (TP Quy Nhơn), khách hàng chủ yếu là sinh viên. Theo anh Phong, sửa đồ cho sinh viên nên giá cũng ưu đãi hơn. Còn anh Bình thì cho biết: “Nhiều sinh viên mang quạt, nồi cơm điện đến sửa, do không có tiền trả mình cho nợ, có khi họ mang đến trả, có khi họ quên mình cũng chịu vì biết ở đâu mà đòi, coi như sửa giúp các em vậy”.

Sửa đồ cũ cũng bảo hành

Mặc dù sửa đồ cũ nhưng các tiệm điện đều đặt uy tín lên hàng đầu. Mỗi khi khách mang đồ đến, trước khi sửa, thợ phải kiểm tra thật kĩ tình trạng hư hỏng, báo giá cho khách, nếu khách đồng ý mới tiến hành sửa. Ông Thái Thanh Tùng lý giải: “Nhiều vật dụng bị hỏng nặng, tiền sửa, thay linh kiện gần ngang với tiền mua đồ mới thì tôi tư vấn để khách mua cái mới. Chứ mình âm thầm sửa xong lấy tiền chẳng khác nào mình lừa khách”.

Đối với những linh kiện thay mới hoặc những đồ điện do các tiệm sửa, tân trang bán lại, nhiều chủ tiệm đều bảo hành cho khách trong 6 tháng. Trong thời gian này, nếu linh kiện, thiết bị hư hỏng sẽ thay lại cái khác, thậm chí nếu quá 6 tháng mà đồ dùng bị hỏng mang đến sửa sẽ không tính tiền công. Ông Phạm Thiên Chương cho hay: “Nhờ sửa có uy tín và đảm bảo quyền lợi của khách, nên khách mới tìm đến mình sửa, do đó tiệm của tui có đồ làm liên tục không hết”.